6 sai lầm cần tránh khi thiết kế cửa hàng
Các chủ cửa hàng biết rằng họ phải cung cấp những sản phẩm chất lượng và dịch vụ thật tốt để phát triển mạnh, nhưng họ lại thường quên mất tầm quan trọng của thiết kế cửa hàng trong việc tạo nên thành công của họ. Nhiều chủ cửa hàng đôi khi đi tắt, hay thậm chí là không lên kế hoạch xây dựng không gian bán hàng tốt. Chẳng hạn như họ quá tiết kiệm trong việc lắp đặt thiết bị chiếu sáng hoặc không chừa đủ không gian cần thiết cho hàng hóa.
Dưới đây là 6 sai lầm phổ biến cần phải tránh khi thiết kế cửa hàng:
- Không kiểm tra công trình cẩn thận.
Nếu bạn thuê các gian hàng trong trung tâm thương mại, thì mới nhìn gian hàng của bạn có vẻ phù hợp với nhu cầu, nhưng vẫn có thể sẽ có các vấn đề tiềm ẩn. Bạn nên thuê một kiến trúc sư hoặc một người có kinh nghiệm để tư vấn, kiểm tra kĩ lưỡng trước khi kí hợp đồng thuê. Từ việc các thiết bị điện đã được đặt đúng chưa, cho đến việc thiết kế hệ thống điều hoà hợp lý. Tất cả có thể phát sinh vấn đề nếu như bạn không nắm bắt được thông tin trước khi kí một hợp đồng dài hạn. - Không chú ý đến số lượng hàng hoá xoay vòng.
Chủ cửa hàng cần bỏ thời gian để tính xem xem họ cần bán tối thiểu bao nhiêu sản phẩm hàng tháng để có thể trang trải chi phí cho cửa hàng. Từ đó bạn sẽ ước tính được số hàng cần sắp trên kệ, số hàng cần trữ trong kho. Sau đó mới có thể xem xét các phương án thiết kế cho cửa hàng của mình được. Nhiều chủ shop quên mất điều này. - Chiếu sáng sai.
Lựa chọn ánh sáng phù hợp từ nhiệt độ cho đến vị trí là cực kì quan trọng trong việc tạo cái nhìn hấp dẫn cho sản phẩm. Mỗi sản phẩm, từ áo dạ hội cho đến máy cắt cỏ, đều có một loại ánh sáng để làm nổi bật riêng. “Vấn đề ở chổ là không phải là việc khách hàng có thể nhìn thấy sản phẩm hay không mà là màu sắc và nhiệt độ của ánh sáng phải làm cho các sản phẩm trông bắt mắt hơn” – Một chuyên gia anh sáng nói.
Mặc dù vậy, hệ thống chiếu sáng vẫn thường được thiết kế sơ sài, bởi vì các nhà bán lẻ đang cố gắng cắt giảm chi phí hoặc không được tư vấn kĩ lưỡng. Harvey Rovinsky, chủ sở hữu chuỗi 7 cửa hàng trang sức Bernie Robbins Jewelers ở Somers Point, đã nhận thấy tầm quan trọng của ánh sáng khi ông thiết kế lại các cửa hàng của mình. Những chiếc đèn halogen kim loại mà kĩ sư của ông chọn đã tạo ra một thứ ánh sáng lạnh, không thể làm nổi bật trang sức. “Trong kinh doanh trang sức, bạn cần một loại ánh sáng tuyệt vời” – Rovinsky nói.
- Bỏ qua việc thiết kế cho khu vực thanh toán.
Nhiều chủ cửa hàng lại không nghĩ nhiều về thiết kế cho khu vực tính tiền, dù việc này rất quan trọng. Khu vực tình tiền cần được xem xét thiết kế cẩn thận hơn, đảm bảo có đủ chổ để đặt hàng và thu tiền. Đây là khu vực rất quan trọng. Bạn muốn tạo một ấn tượng tốt cho khách hàng khi họ ra về, nhưng nó lại thường rất bừa bộn bởi vì bạn còn đang phải lo bán hàng. - Trưng bày sản phẩm một cách vô tổ chức.
Cách bạn trưng bày hàng có thể ảnh hưởng đáng kể đến doanh số bán hàng, nhưng một số nhà bán lẻ lại không xem xét cách thức khách hàng mua hàng khi sắp đặt các quầy hàng. Khi khách hàng hỏi vị trí một sản phẩm nào đó, bạn có phải đi ngoằn ngoèo quanh cửa hàng để chỉ cho họ sản phẩm đó nằm ở đâu không? Nếu câu trả lời là “Có” – thì đó là một vấn đề.
Tại nhiều cửa hàng, sản phẩm được nhóm theo loại: quần đi với quần, mà không cần biết chức năng hoặc phong cách là gì. Tuy nhiên, có thể khách hàng sẽ tìm mọi thứ dễ dàng hơn nếu đặt các sản phẩm theo một hạng mục thay vì loại. Chẳng hạn như phân tất cả các quần áo không sang trọng và quần áo thể thao vào cùng một chỗ.
- Bỏ đi tính linh hoạt.
Xu hướng mua hàng của người tiêu dùng luôn thay đổi, điều này có nghĩa là thiết kế cửa hàng cần linh hoạt. Nhưng các chủ cửa hàng lại thường không có kế hoạch lâu dài cho việc này. Những vật dụng trưng bày có tính linh hoạt đòi hỏi bạn phải đầu tư một khoản nhiều hơn so với các vật dụng thông thường, nhưng chúng sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp với sản phẩm khác mỗi khi cần.
Mark Janczak – chuyên bán đồ cho thú cưng, khi chuyển đến cửa hàng mới đã rất thích những bức tường “tích hợp” mà người thuê trước để lại bởi vì chúng giúp phân chia khu vực bể cá của ông rất tốt. Nhưng khi khách hàng quan tâm hơn đến việc mua thức ăn cho vật nuôi thì Janczak nhận ra rằng cửa hàng của ông không dễ gì có thể bố trí lại cho phù hợp với mặt hàng mới này. Ông đã phá bỏ những bức tường và thay vào đó ông sử dụng những đồ đạc có thể di chuyển được, cho phép ông dễ dàng thay thế bể cá và giá đỡ thực phẩm và ngược lại theo thị hiếu khách hàng.
Để lại một bình luận